Làn sóng đầu tư BĐS đổ về phía Tây HN
Thị trường bất động sản Tây Nam Hà Nội là một trong những nơi có hấp lực mạnh mẽ với giới đầu tư, người có nhu cầu ở thực. Tuy nhiên, đằng sau cuộc đổ bộ ồ ạt của hàng chục dự án, khu vực này đang manh nha những cuộc “tị nạn" chung cư.
>> Xem thêm: shophouse melody âu cơ / green bay premium Hạ Long
Quỹ đất rộng, hạ tầng giao thông từng bước được hoàn thiện là cú hích với bất động sản phía Tây Hà Nội. Sự hình thành của tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài từng được kỳ vọng sẽ là nền tảng cho sự phát triển của khu vực phía Tây Hà Nội, giảm tải áp lực giao thông lên tuyến đường Nguyễn Trãi.

Một thời gian ngắn sau khi đưa vào sử dụng, ăn theo hạ tầng giao thông, hàng loạt chung cư cao tầng trên tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài rục rịch khởi công. Số liệu thống kê của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia cho thấy có hơn 100 dự án nhà chung cư cao tầng tập trung ở ba quận phía Tây Hà Nội: Cầu Giấy, Thanh Xuân và Từ Liêm.

Riêng tuyến đường Tố Hữu (Lê Văn Lương kéo dài) đã “hội tụ” trên dưới 40 tòa nhà chung cư. Các tòa nhà đều có chiều cao từ 20-30 tầng. Hạ tầng giao thông nơi đây không theo kịp hạ tầng đô thị, dẫn đến tình trạng ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Tố Hữu, cuối cùng cũng chung thân phận “con đường đau khổ” như đường Nguyễn Trãi.

Manh nha cuộc “tị nạn chung cư” phía Tây Nam Hà Nội

Dù chịu cảnh hạ tầng đô thị bức tử hạ tầng giao thông nhưng phía Tây Nam Hà Nội với quỹ đất rộng vẫn là điểm hút nguồn vồn khổng lồ từ các đại gia bất động sản. Trong buổi họp báo đầu tháng 10 tại Hà Nội, bà Nguyễn Hoài An, giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Công ty TNHH CBRE Việt Nam, công bố những số liệu cho thấy trong quý 3-2016, phía Tây tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản về nguồn cung căn hộ khi chiếm tới 36% số lượng căn hộ mở bán mới.

Đằng sau vẻ hào nhoáng của một thị trường đầy hấp lực, Tây Nam Hà Nội đang âm thầm diễn ra những cuộc “tị nạn chung cư”. Gia đình chị Nguyễn Mai Lan đã quyết định cho thuê lại căn hộ cao cấp The Pride để tịnh tiến về trung tâm. Chị và ông xã chọn thuê một căn hộ tại khu tập thể Nam Đồng để tiện cho việc đi làm của bản thân và đi học của hai con nhỏ. Chị khá hài lòng về quyết định này: “Tôi chấp nhận ở một không gian nhỏ hẹp hơn so với căn hộ cũ. Bù lại, tôi không phải đánh đổi thời gian, sức khỏe vì tắc đường. Ở chỗ mới việc giải trí, vui chơi, mua sắm cũng thuận tiện hơn”, chị Lan cho biết.

Cách đây một năm, chị Phạm Hải Yến, biên tập viên một công ty sách tại quận Đống Đa, cùng hai người em thuê căn hộ hơn 100m2 thuộc khu đô thị Văn Khê với mức giá 4 triệu đồng. Thuê được căn hộ diện tích rộng với số tiền không quá lớn, chị Yến đã nghĩ đây là lựa chọn lý tưởng. Nhưng chị sớm vỡ mộng khi chỗ thuê xa chỗ làm và hằng ngày phải đối mặt với nạn tắc đường nghiêm trọng trên tuyến đường Tố Hữu. “Kinh hoàng nhất là những hôm trời mưa, tắc đường diễn ra cục bộ. Cơn bão số 1 vừa qua các tòa nhà cao tầng dọc đường Tố Hữu hút gió, tôi và nhiều người không thể đi mà chỉ có thể dắt xe”.

Hiện chị Yến đang đợi kết thúc hợp đồng để chuyển về trung tâm. “Tôi thà chuyển về trung tâm, nhà thuê nhỏ hơn, đắt hơn một chút nhưng không phải nếm trải cảnh tắc đường kinh hoàng trên đường Tố Hữu”, chị Yến chia sẻ thêm.

Chị Trịnh Hoàng Phương (Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) đã từ bỏ ý định mua nhà phía Tây Nam Hà Nội khi biết đến thực trạng “hạ tầng đô thị bức tử hạ tầng giao thông” qua các phương tiện truyền thông đại chúng. “Khu phía Tây giá nhà “mềm” hơn khu vực khác nhưng trước thực trạng này vợ chồng tôi đã gác lại ý định mua nhà ở đây. Chúng tôi dự tính sẽ vay mượn thêm để mua một căn hộ gần chỗ làm của hai vợ chồng”.

Tình trạng “tị nạn chung cư” cũng được môi giới ghi nhận, anh Trần Văn Thục (môi giới tự do tại phường Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội) cho biết gần đây hai khách hàng được anh tư vấn, từng có ý định xuống tiền với chung cư phía Tây Nam Hà Nội thì một khách đã từ bỏ, một khách đang do dự. “Tất cà cũng chỉ tại cảnh tắc đường nghiêm trọng diễn ra hằng ngày ở đây”, anh Thục chia sẻ.

View more random threads: