Du lịch y tế tại TP.HCM chưa phát triển mạnh như các quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, hằng năm có đến 30 – 40% trong tổng số bệnh nhân là khách ngoài thành phố và ngoài nước đến khám, chữa bệnh. Thậm chí, có nhiều người nước ngoài đã chi đến 10.000 USD cho gói sản phẩm dịch vụ y tế tại thành phố. Như vậy, du lịch y tế là loại hình đầy tiềm năng, nếu chúng ta đầu tư thêm và quảng bá tốt thì ngành này sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn cho thành phố.

Nha khoa là một trong những sản phẩm của du lịch y tế ở TP.HCM

Đầy tiềm năng

Theo báo cáo của Sở Du lịch vietnam adventure TP.HCM, 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,8 triệu lượt, tăng 14% so với năm 2016, doanh thu đạt 53,617 tỷ đồng. Trong kết quả chung đó có một phần đóng góp của du lịch y tế tại TP.HCM

Du lịch y tế tại TP.HCM đang được biết đến trong khu vực với thế mạnh cung cấp các loại phẫu thuật bao gồm cả thủ thuật thẩm mỹ và nha khoa, điều trị chỉnh hình. Đặc biệt, một số bệnh viện tại TP.HCM nổi tiếng trong việc chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật châm cứu với giá dịch vụ rẻ hơn 70% so với các nước khác. Bên cạnh đó, Việt Nam có nhiều suối nước nóng, nước khoáng, các tiểu khí hậu đặc biệt như Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Sa Pa… để du khách vừa tham quan vừa kết hợp chăm sóc sắc đẹp, nghỉ dưỡng…

Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho rằng, sở dĩ du lịch y tế TP.HCM đang có hướng phát triển vì thành phố có cơ sở hạ tầng y tế phát triển, chất lượng tốt, các cơ sở khám chữa bệnh y học dân tộc cổ truyền lâu đời với nguồn dược liệu thiên nhiên đa dạng, phong phú.

Tuy nhiên, để phát triển sản phẩm du lịch y tế, ngoài việc phối hợp chặt chẽ, giữa Sở Du lịch và Sở Y tế TP.HCM cần tạo sự kết nối trong việc xây dựng và tạo ra các tour chữa bệnh; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến; đưa ra các tiêu chí đánh giá và chọn lọc các bệnh viện, phòng khám tham gia hệ thống du lịch y tế...

Bán được cả tour hàng chục ngàn USD!

Thống kê của Sở Y tế TP.HCM, mỗi năm các bệnh viện như FV, Chợ Rẫy, ĐH Y dược TP, Từ Dũ... đón khoảng 40.000 lượt khách nước ngoài đến điều trị. Những khách quốc tế này chủ yếu đến từ các nước như Mỹ, Australia, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Canada…

Ông Vũ Trí Thanh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp của Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM cho biết: “Số lượng người nước ngoài, đặc biệt là myanmar vietnam cambodia những người từ các nước phát triển đến khám chữa bệnh tại bệnh viện ngày càng tăng cao. Nếu như trước đây, mỗi năm bệnh viện có hơn 18.000 lượt người, trong đó có nhiều người từ Campuchia đến thì vào năm 2016 có khoảng 22.000 người mà chủ yếu đến từ châu Âu, Malaysia, Indonesia... Trang thiết bị của bệnh viện tốt hơn, dịch vụ đang tiệm cận với khu vực, giá cũng cạnh tranh hơn nên dịch vụ du lịch y tế có thể phát triển được nhưng y tế và du lịch chưa kết nối được. Sắp tới, để đáp ứng nhu cầu, bệnh viện mở thêm hai phòng khám dành riêng cho người nước ngoài”.

Trong khi đó, về lĩnh vực y học cổ truyền, TP.HCM cũng thu hút đông đảo khách nước ngoài. “Viện đang triển khai hai sản phẩm du lịch y tế là chữa bệnh bằng y học cổ truyền và truyền nghề. Theo đó, mỗi năm có khoảng 600 đến 1.000 lượt khách quốc tế đến để chữa trị và học tập”, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM Huỳnh Nguyễn Lộc, cho biết.

Cũng theo ông Lộc, Việt Nam là một trong những nước có trình độ hàng đầu thế giới về y học dân tộc. Vì vậy rất nhiều bác sĩ từ các nước có nền y học hiện đại như Pháp, Ý, Đức đến Viện (Y dược học dân tộc TP.HCM) học cả tháng về dinh dưỡng, châm cứu, bấm huyệt. “Thậm chí, một số đơn vị từ nước ngoài đã bán các gói sản phẩm lên đến 10.000 USD để người nước ngoài đến ăn, ở, học nghề y tại Viện. Những gói sản phẩm này cũng kết hợp với một vài chương trình du lịch, khách sẵn sàng chi trả cao. Thật đáng buồn vì từ trước tới nay chưa có tour du lịch nào của Việt Nam liên hệ với Viện để giảm chi phí cho bệnh nhân quốc tế đến điều trị, chỉ có một vài tour nước ngoài tận dụng được yếu tố này”, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho biết thêm.

Du lịch y tế nhiều tiềm năng ở TP.HCM

Theo một báo cáo mới đây, hằng năm có khoảng 14 triệu bệnh nhân di chuyển liên quốc gia để tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, trong thời gian gần đây với việc thắt chặt BHYT tại nhiều nước phát triển, cũng như chi phí khám chữa bệnh tăng cao, nhiều bệnh nhân từ các quốc gia phát triển đang di chuyển tới những nước có chất lượng y tế tương đương nhưng chi phí rẻ hơn.

Tuy nhiên, đại diện nhiều bệnh viện cũng gợi ý ngoài dịch vụ dành cho khách nước ngoài, ngành Du lịch cũng nên chú trọng đến dịch vụ dành cho khách trong nước, đặc biệt là người từ các tỉnh, thành về TP.HCM khám chữa bệnh kết hợp du lịch.

“Nhiều nơi thuê xe 50 chỗ đưa người dân từ các tỉnh đến TP.HCM khám bệnh. Khách hàng còn có nhu cầu tham quan, ở khách sạn... nhưng chưa có dịch vụ tương ứng nên đi theo kiểu tự phát. Thậm chí, trong chuyến công tác ở Kiên Giang và Cà Mau mới đây, địa phương còn đề nghị chúng tôi hợp tác để dân đến vietnam unique tours khám bệnh”, Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, khẳng định.

Đây thực sự là một cơ hội lớn để thúc đẩy phát triển du lịch của TP.HCM. Do đó, Sở Du lịch và Sở Y tế TP.HCM đã ký kết liên tịch về phát triển sản phẩm du lịch y tế. Theo đó, trong thời gian tới nhiều sản phẩm, mô hình kết hợp giữa du lịch và y tế sẽ ra đời nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến TP.HCM. Trước mắt, sẽ thực hiện thí điểm các sản phẩm mang tính chất phục vụ số đông, thời gian ngắn, ít nguy cơ. Đó là khám sức khỏe tổng quát; khám sức khỏe tầm soát bệnh lý chuyên sâu (tim mạch, ung thư); nha khoa thẩm mỹ và y học cổ truyền.

Chia sẻ với chúng tôi, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Lã Quốc Khánh, cho biết: “Trong thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách đã ra đời như du lịch đường thủy nội đô, du lịch sinh thái, nông nghiệp… Tuy nhiên, để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, thành phố vẫn tiếp tục cho ra đời những sản phẩm đặc thù, tiềm năng kích thích sự phát triển du lịch trong tương lai, trong đó có sản phẩm du lịch y tế”.