Nhận định về dự án long phước năm 2014 và vài năm sau, chuyên gia cho rằng sẽ không lặp lại những cơn “sốt” như trước đây, khoảng 3-5 năm nữa giá bất động sản rẻ hơn bây giờ. Nhận định về thị trường bất động sản (BĐS) tại buổi tọa đàm “Làm ăn gì năm 2014?”, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ: Thị trường BĐS hiện nay vẫn tạo thành hai phân khúc rất rõ rệt, một là phân khúc giá cao và giá trung bình, hai là phân khúc giá thấp.


Phân khúc giá cao và trung bình đang rơi vào tình trạng ứ đọng, tồn kho, hầu như không có giao dịch. Phân khúc giá thấp thì ngược lại cung không đủ cầu và đang có xu hướng phát triển mạnh. Phân khúc giá cao và giá trung bình phải chờ một thời gian nhất định mới có thể phục hồi. Nhận định về những cơn “sốt” BĐS, GS. Võ cho rằng: thị trường này sẽ không lặp lại những cơn sốt trước đây nếu tham nhũng trong quản lý đất đai và các dự án đầu tư bất động sản nhà ở được kiểm soát chặt chẽ.

Cũng theo nguyên Thứ trưởng này, các cơn sốt alibaba long phước trước đây còn có nguồn cơn từ quá trình chúng ta chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang chuyển đổi, giá đất từ bằng không tăng tới giá bằng với thị trường, giá BĐS từ rất thấp trong thời kỳ bao cấp phải tăng tới mức tương đương như các nước khác trong khu vực ASEAN trong quá trình hội nhập quốc tế. Trong nước lại không có những cơ chế kiểm soát đầu cơ, tích trữ tiền tiết kiệm vào nhà ở nên đã hình thành những cơn sốt giá.

“Đến nay chắc chắn chúng ta đã trải qua giai đoạn đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường. Nếu có sốt nhà đất trong tương lai sẽ có hình thái khác chứ không lặp lại những kịch bản cũ. Chúng ta có thể thấy hình ảnh tương tự cơn sốt trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 - 2007 mà đến nay chưa sốt lại”, GS. Võ nói.

Nói thêm về việc để tạo được một thị trường BĐS Việt Nam ổn định, bền vững, GS. Võ nhấn mạnh: còn phụ thuộc rất nhiều vào việc phòng chống tham nhũng trong quản lý đất đai. Giá BĐS trước đây quá cao vì phải chứa một phần giá trị bị tham nhũng. Vì vậy việc phục hồi và phát triển thị trường BĐS còn phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm phòng chống tham nhũng của tất cả mọi người. Mô hình tiết kiệm nhà ở của Cộng hòa liên bang Đức vừa được giới thiệu tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Mô hình này cũng đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu để đưa vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Mô hình này có thể góp phần vào việc phát triển nhà ở để giải quyết nhu cầu của người dân, tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn lo ngại về những rào cản trong điều kiện thực tế ở nước ta.

Mô hình tiết kiệm nhà ở được thực hiện ở Cộng hòa Liên bang Đức cách đây gần 100 năm và đã triển khai hiệu quả tại nhiều quốc gia. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, ngân hàng tiết kiệm sẽ huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân để cho người có nhu cầu mua nhà vay tiền với Lãi suất thấp, ổn định trong thời gian dài.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: “Qua khảo sát các mô hình ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Cộng hòa liên bang Đức và Séc, thì thấy mô hình này rất có hiệu quả, một mặt tạo ra được dòng vốn lâu dài và ổn định cho việc phát triển nhà ở, đồng thời tạo ra 1 kênh để khuyến khích người dân tiết kiệm tiền và chủ động tích cực tham gia tiết kiệm nhà ở cho bản thân và gia đình”.

Còn TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) cho rằng: thị trường BĐS sẽ phục hồi rõ ràng hơn từ quý 3/2014, vào thời điểm đó, kinh tế cũng sẽ có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ hơn, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng mạnh hơn, nếu thị trường BĐS ấm trở lại thì các xung đột cũng giảm.