Nhiều khu tái định cư dành cho người dân bị thu hồi đất nền giá rẻ ở Hải Phòng đang bị bỏ hoang vì dân không muốn ở do thiếu các tiện ích cần thiết cho sinh hoạt. Nổi cộm nhất trong các khu tái định cư đang "ế" tại Hải Phòng là dự án nhà ở tái định cư đường Hồ Sen - cầu Rào 2 và dự án đường đô thị P.Kênh Dương, Q.Lê Chân, được phê duyệt tháng 5.2007, có tổng diện tích sử dụng hơn 8.600 m2 với tổng vốn đầu tư bằng nguồn ngân sách là 86 tỉ. Qua 2 năm triển khai, đơn vị thi công là Công ty cổ phần xây dựng và Phát triển nhà Hải Phòng đã hoàn thành nhưng phải đến ngày 12.5.2011 mới bàn giao được cho chủ đầu tư sau một năm phải tự trông nom công trình.


Bà Đỗ Thị Nhung, một người ở khu nhà tạm lánh này bày tỏ: “Sống ở đây, người dân chúng tôi thiệt thòi vì không được sinh hoạt đoàn thể nào cả. Các cháu xin học hay giấy tờ gì xin chính quyền thì bị gây khó khăn, không duyệt cho. Tôi đi với danh nghĩa là người tạm lánh nhưng thành ra là người bơ vơ giữa phường cũ và phường mới, trong khi vẫn sinh hoạt Đảng ở phường cũ”. Để giải quyết tình trạng này, UBND TP.Hải Phòng đã chỉ đạo các ngành, tổ chức điều chỉnh mục đích để bán cho người có thu nhập thấp hoặc bán cho những người thuộc diện chính sách để thu hồi vốn… nhưng thực tế người dân Hải Phòng không mặn mà với các dự án này.

Trong phiên xử sơ thẩm diễn ra vào tháng 9, TAND quận Ba Đình đã bác đơn khởi kiện của bà Chinh thuộc công ty địa ốc alibaba cho rằng, quyết định giao đất của UBND TP. Hà Nội cho UBND quận Ba Đình trước thời điểm Luật Đất đai 2003 có hiệu lực, do đó, không cần áp dụng quy định UBND cấp quận, huyện phải ra quyết định thu hồi tới từng cá nhân, hộ gia đình. Phía bà Nguyễn Thị Chinh đã kháng cáo và phiên tòa dự kiến diễn ra cuối tháng 12/2013, nhưng đã bị hoãn.

Theo hồ sơ, bà Nguyễn Thị Chinh mua ngôi nhà có diện tích 20 m2 và 100 m2 đất tại địa chỉ xóm 43 hộ ven đê Phúc Xá (liền kề khu 4 héc-ta), quận Ba Đình, Hà Nội từ năm 2000 và sử dụng ổn định. Theo bà Trần Minh Nguyệt, người đại diện cho bà Chinh tại phiên tòa, năm 1992, UBND TP. Hà Nội có Quyết định 3296 QĐ/UB giao cho UBND quận Ba Đình 40.000 m2 đất tại địa điểm hồ Phúc Xá để xây dựng nhà ở phục vụ việc tái định cư. Sau đó, dự án đã được thực hiện xong và quyết toán năm 1998.

Bên cạnh đó, phía bà Chinh cho rằng, năm 2005, UBND quận Ba Đình ra Quyết định 865, nhưng phải sau đó 2 năm, tức là đến năm 2007, UBND TP. Hà Nội mới ra Quyết định số 3188 phê duyệt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng di dời 48 hộ dân tại khu di dân Phúc Xá 4 héc-ta và giao cho UBND quận Ba Đình triển khai thực hiện. Như vậy, UBND quận Ba Đình đã thực hiện quy trình thu hồi đất trái pháp luật, chưa được giao đất, chưa có quyết định thu hồi đất đến từng hộ gia đình, cá nhân, chưa được phê duyệt nhiệm vụ giải phóng mặt bằng mà đã ra quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Nhận thấy UBND quận Ba Đình đã thu hồi diện tích không thuộc phần đất được UBND TP. Hà Nội giao, nên bà Chinh đã liên tiếp làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng. Quá trình giải quyết khiếu nại, năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn nêu rõ: Khu dân cư 4 héc-ta Phúc Xá có diện tích 51.621,2 m2 trong đó gồm 3 khu: Khu 1 có diện tích 5.586,5 m2; Khu 2 có diện tích 39.670 m2 và UBND quận Ba Đình đã hoàn thiện việc xây dựng hạ tầng năm 1997; Khu 3 có diện tích 5.364,7 m2 (đã giải tỏa 48 hộ dân, hiện để trống, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng). Bà Chinh tin rằng, nhà và đất của mình nằm ở Khu 3 có diện tích 5.364,7 m2, ngoài phần diện tích đã được giao, nên đã đệ đơn khởi kiện, đề nghị Tòa án hủy 3 quyết định của UBND quận Ba Đình là Quyết định số 865, Quyết định số 521 và Quyết định số 729.

Về tái định cư, bà Nguyệt cho rằng, theo quy định thì gia đình bà Chinh phải được ưu tiên tái định cư tại chỗ, nhưng khi bị thu hồi đất, lại được bố trí tái định cư ở tận Đông Anh (Hà Nội). Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện của UBND quận Ba Đình vắng mặt, nên một số nội dung đã không được 2 bên tranh luận và mọi nút thắt lại phải chờ phiên phúc thẩm sắp tới.

Tuy nhiên, ngày 30/5/2005, UBND quận Ba Đình ra Quyết định số 865/QĐ-UB phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của bà Nguyễn Thị Chinh để xây dựng, hoàn thiện hạ tầng khu di dân 4 héc-ta phường Phúc Xá, quận Ba Đình. Sau đó, UBND quận Ba Đình tiếp tục ra các Quyết định số 521 buộc bà Chinh phải bàn giao mặt bằng, Quyết định số 729 về áp dụng biện pháp cưỡng chế bàn giao mặt bằng.