UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội vừa thống kê hàng loạt dự án đất nền giá rẻ sai phạm về xây dựng và quy hoạch, kiểm điểm phê bình Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thanh tra xây dựng phường Hoàng Liệt. Trong hoạt động xây dựng, UBND quận Hoàng Mai chỉ ra 6 công trình đã cố tình vi phạm các quy định xây dựng không phép và sai phép.


Cụ thể như dự án tại 409 Lĩnh Nam (phường Vĩnh Hưng) do Công ty kinh doanh nhà Vĩnh Hưng làm chủ đầu tư đã bị đình chỉ theo quy định. Dự án thứ 2 nằm trên đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt do Công ty Hưng Sơn làm chủ đầu tư, bị đình chỉ khi đã xây đến tầng 9. Thậm chí khu nhà ở để bán cho cán bộ cảnh sát công an quận Hoàng Mai do Công ty xây dựng công trình Hoàng Hà làm chủ đầu tư, tại phố Thanh Đàm cũng vi phạm xây dựng không phép… Bên cạnh hoạt động sai phép, nhiều dự án lớn trên địa bàn quận Hoàng Mai cũng vi phạm quy hoạch. Điển hình, dự án AZ Sky Định Công do Công ty đá quý thế giới làm chủ đầu tư. Dự án này hiện đã xây dựng tới tầng 4 và không tuân thủ kiến trúc, quy hoạch được duyệt.

Dự án khu hỗn hợp VP5 Khu dịch vụ và nhà ở Linh Đàm, do Công ty địa ốc alibaba làm chủ đầu tư cũng vi phạm quy định quản lý công trình và đã bị đình chỉ thi công. Để xảy ra các sai phạm này, UBND quận Hoàng Mai đã kiểm điểm phê bình Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thanh tra xây dựng phường Hoàng Liệt, Thanh tra quận Hoàng Mai phụ trách địa bàn; kiểm điểm phê bình Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thanh tra xây dựng phường Thanh Trì, thanh tra quận phụ trách địa bàn. Ngoài ra, UBND quận Hoàng Mai còn cho biết, đã xử lý vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng tại ô quy hoạch A6/KT Phường Đại Kim đối với tổ chức vi phạm là Công ty cơ khí chế tạo và dịch vụ tổng hợp 27/7.

Qua số liệu trên có thể thấy rằng, phần lớn các dự án có vốn FDI sử dụng đất chưa hiệu quả, nhất là tại phân khúc dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới chỉ sử dụng khoảng 48,3% diện tích đất được giao, diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, gây lãng phí tài nguyên đất đai.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/12/2013 đã có 406 dự án FDI trong lĩnh vực bất động sản được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 48,9 tỷ USD, chiếm khoảng 21,24% tổng vốn FDI vào Việt Nam. FDI vào lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn này tập trung nhiều nhất tại TP. HCM với 108 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 10,7 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn FDI. Tiếp theo là các địa phương: Hà Nội (53 dự án với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD), Quảng Nam (7 dự án với tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD), Phú Yên (5 dự án với tổng vốn đầu tư 6,1 tỷ USD), Bà Rịa - Vũng Tàu (8 dự án với tổng vốn đầu tư 6 tỷ USD).

Singapore hiện là đối tác FDI lớn nhất trong lĩnh vực bất động sản với 37 dự án có tổng vốn đầu tư là 7,3 tỷ USD; tiếp theo là Hàn Quốc (73 dự án với tổng vốn đầu tư 6,4 tỷ USD), Malaysia (16 dự án với tổng vốn đầu tư 5,5 tỷ USD), British Virginislands (52 dự án với tổng vốn đầu tư 5,4 tỷ USD) và Brunei (2 dự án với tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD). Theo báo cáo của 39/44 địa phương có vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 147 dự án trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê, khách sạn, khu du lịch sinh thái với tổng vốn đầu tư đăng ký là 13,053 tỷ USD; 74 dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới có tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,358 tỷ USD; 64 dự án hạ tầng khu công nghiệp, sân golf với tổng vốn đầu tư đăng ký là 13,656 tỷ USD.

Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài thường có tiềm lực tài chính mạnh nên được lựa chọn làm chủ đầu tư các dự án bất động sản lớn. Ngoài ra, các nhà đầu tư này còn được kỳ vọng sẽ đem trình độ quản lý dự án chuyên nghiệp, quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ và sử dụng công nghệ cao vào thị trường nội địa. Tại Đề án phát triển thị trường bất động sản đến năm 2020 đang được gửi lấy ý kiến các bên liên quan, Bộ Xây dựng nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam thời gian qua đã thu hút một số lượng lớn vốn FDI tham gia vào đầu tư phát triển, đặc biệt là phân khúc nhà ở, góp phần vào phát triển kinh tế và tăng thu ngân sách.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cũng cho biết, hiện còn có khá nhiều dự án bất động sản có quy mô sử dụng đất lớn (trên 100 héc-ta) và vốn đầu tư đăng ký rất lớn (trên 1 tỷ USD) được cấp phép đầu tư từ năm 2008 và 2009, nhưng cho đến nay vẫn chưa triển khai và đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Nguyên nhân của thực trạng này là do kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính trực tiếp tới các nhà đầu tư, khiến họ không thể đảm bảo năng lực tài chính để tiếp tục thực hiện dự án sau khi được cấp phép.

Theo số liệu báo cáo của 39/44 địa phương, tổng diện tích đất được phê duyệt cho các nhà đầu tư ngoại là 25.231 héc-ta; trong đó tại 14/39 địa phương, hiện có 22 sân golf với diện tích được phê duyệt là 5.198 héc-ta. Một số dự án sân golf có diện tích đất được phê duyệt rất lớn trên 200 héc-ta/sân. Bên cạnh đó, còn có một số dự án bất động sản chưa thực hiện hoặc chậm tiến độ mà nguyên nhân do có nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư có hiện tượng “giữ đất” để chờ cơ hội tăng giá trị đất do Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư xin điều chỉnh quy hoạch... làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Việc sử dụng đất của các DN FDI kinh doanh bất động sản cũng chưa hiệu quả. Cụ thể, diện tích đất đã có quyết định giao đất là 1.645,4 héc-ta, trong đó diện tích đất đã sử dụng chỉ là 795,6 héc-ta (chiếm 48,3%). Đối với dự án hạ tầng khu công nghiệp, sân golf, tổng diện tích đất đã có quyết định giao đất là 3.019,1 héc-ta, trong đó diện tích đất đã sử dụng theo quyết định giao đất là 2.292,6 héc-ta (chiếm 75,9%).