Bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven Hà Nội vẫn còn nhiều 'đất sống'
Nhiều doanh nghiệp địa ốc đã từng nếm “trái đắng”, thậm chí phá sản vì chạy theo trào lưu đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven Hà Nội. Thế nhưng, điều bất ngờ là xu hướng đầu tư dự án bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven lại đang được hồi sinh, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính thực sự.
>>> xem thêm 2 dự án bất động sản gây sốc nhất 2017 tại Hà Nội

Trước năm 2011, thị trường bất động sản bùng nổ, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc đã bị mê hoặc bởi các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái.

Vì thế, ngoài đầu tư dự án ở trung tâm Hà Nội, nhiều doanh nghiệp lên tận Ba Vì, Thạch Thất (Hà Nội), Lương Sơn (Hòa Bình) để lập quy hoạch và đầu tư dự án bất động sản sinh thái nghỉ dưỡng, nhằm đón đầu xu hướng thị trường.

Cụ thể, Sông Đà Sudico từng có rất nhiều quỹ đất chưa triển khai tại Hà Nội, vẫn lên tận Lương Sơn, Hòa Bình đầu tư dự án sinh thái Tiến Xuân, với quy mô lên đến hơn 1.200 héc ta.

Tập đoàn Geleximco cũng quyết định đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hòa Bình theo hình thức BT để được quyền đầu tư dự án khoảng 1.500 héc ta đô thị sinh thái, sân golf tại huyện Lương Sơn, Hòa Bình.

Sự phát triển nóng của bất động sản nghỉ dưỡng, sinh thái còn khiến thị trường xuất hiện hàng loạt doanh nghiệp định vị “chuyên môn hóa” phát triển bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven.

Cụ thể, Tập đoàn Archi từng làm chủ đầu tư của hàng loạt dự án nghỉ dưỡng như Tản Viên Villas & Resort, quy mô 21 ha, Dự án Nine Ivory Eco-resort & Country Club quy mô 12 ha, Dự án Green Villa 4 quy mô 11 ha… với tổng vốn đầu tư hàng trăm triệu đô la.

Có tham vọng lớn, Tập đoàn INT Group cũng đầu tư hàng loạt dự án nghỉ dưỡng, như: Dự án Top Hill Villas quy mô 12 ha tại huyện Lương Sơn, Dự án Melody Villas, quy mô 36,5 ha tại huyện Kỳ Sơn.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Sỹ Ngàn được thành lập để đầu tư Dự án Ngọc Viên Islands có quy mô 30 héc ta; Công ty Reenco Sông Hồng cũng đầu tư dự án sinh thái Đông Trường Sơn, huyện Lương Sơn, quy mô gần 100 héc ta…

Có một thực tế, rất nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản sinh thái nghỉ dưỡng trước kia có tiềm lực tài chính yếu. Vì thế, khi dự án đang trong quá trình triển khai, thị trường bất động sản bất ngờ rơi vào suy thoái, doanh nghiệp không tiếp tục huy động được vốn từ nhà đầu tư, khiến nhiều dự án rơi vào đình trệ, bỏ hoang. Thậm chí, có doanh nghiệp còn bị đối tác kiện đến phá sản vì thiếu nợ, như chủ đầu tư Dự án Ngọc Viên Islands…

Khi “đại gia” nhập cuộc

Trong khi rất nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó vì đầu tư dự án bất động sản sinh thái nghỉ dưỡng, thì mới đay, một số doanh nghiệp địa ốc có tiềm lực lại nhìn thấy nhiều cơ hội đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven và tiếp tục đầu tư mạnh cho loại hình bất động sản đặc thù này.