Trước khi tiêm nên trao đổi với bác sĩ những biểu hiện sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản...), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn... để giảm đi những phản ứng bất lợi cho trẻ.

- Mũi tiêm trước cùng loại đấy bé có bị dị ứng, mẩn đỏ, sốt không. Nếu có thì trao đổi với bác sĩ để chuyển vắcxin khác cũng có tác dụng tương tự.

Giữ ấm cho trẻ đúng cách khi đưa trẻ đi tiêm
Khi thời tiết lạnh, mưa phùn để con an toàn khi đi tiêm thì Cục y tế dự phòng khuyến cáo:

Hàng tháng các bà mẹ nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng, không để trẻ bị trì hoãn vì như vậy làm mất cơ hội tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Trẻ không được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đúng lịch sẽ có khoảng trống thời gian nguy cơ cao mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do không có miễn dịch bảo vệ như bệnh ho gà, sởi, bạch hầu, lao, viêm gan B, viêm não Nhật Bản…



Cha mẹ cũng lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng thì trẻ phải được giữ ấm đúng cách, đi tất đảm bảo chân, tay trẻ đủ ấm, không để trẻ bị gió lùa để trẻ không bị nhiễm lạnh.

Trong trường hợp trời mưa phùn phải đảm bảo trẻ không bị thấm nước mưa nhưng cũng không đùm trẻ quá kín bằng áo mưa, vải nilon dẫn đến không thoát được mồ hôi hoặc thiếu khí thở, đây là nguyên nhân trẻ dễ bị ngạt hoặc viêm phổi.

Đối với trẻ nhỏ rất dễ bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phế quản phổi, nguyên nhân do vi rút hoặc vi khuẩn, đây là bệnh rất nguy hiểm dễ dẫn đến biến chứng nặng và gây tử vong.

Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng

Hai loại vacxin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vacxin khác nhau trong 1 lần tiêm. Vacxin sống bao gồm vacxin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…

Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong 1 lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vacxin nào. Do đó, tốt nhất nên tiêm 1 loại vacxin/ 1 lần tiêm chủng.

Có thể tiêm từ 2 loại vacxin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…

Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa

Sốt: sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt nhẹ, đây là phản ứng bình thường của cơ thể với thuốc tiêm ngừa và có thể hoàn toàn tự khỏi sau 1-2 ngày. Một số trẻ có thể bị sốt cao từ 390C trở lên khi đó các cháu mới cần đến việc dùng thuốc hạ sốt. Do đó chúng ta hoàn toàn không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dự phòng ngay sau khi trẻ vừa được tiêm ngừa vì làm như vậy là hoàn toàn không có lợi và đôi khi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Chỗ tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chổ tiêm để làm giảm đau cho trẻ.

Dị ứng: có thể là Ban mề đay, ngứa toàn thân… phản ứng này thường xảy ra ở trẻ có hay bị dị ứng, các biểu hiện dị ứng này thường tự khỏi sau 1 vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì đôi khi phải dùng một số thuốc chống dị ứng.

Một số phản ứng khác: hiếm gặp hơn như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não...các phản ứng này thường nặng và cần phải có sự chăm sóc tích cực của thấy thuốc.

Xem thêm: Trung tâm tiêm vắc xin VNVC